Phương pháp MOST (BUSINESS ANALYSIS)

M-O-S-T một phương pháp giúp phân tích yêu cầu khi tổ chức có một ý tưởng bất kì.

Nội dung bài viết:
  • MOST là gì?
  • Tại sao phải dùng MOST?
  • Làm sao để xác định MOST
  • MOST dùng như thế nào?
  • Khi nào dùng MOST?
  • Xác định MOST qua câu hỏi, và ví dụ?
  • Trích dẫn nguồn.

MOST là gì?

MOST là viết tắt của 4 chữ cái.

  • M - Mission: Sứ mệnh: cơ sở và định hướng cho tổ chức. (là sự tập trung vào thời điểm hiện tại. Nó xác định rõ về khách hàng, các quy trình quan trọng và định hướng cho bạn biết mức độ hoạt động cần triển khai.)
  • O - Objective: Mục tiêu: những gì tổ chức muốn đạt được.
  • S - Strategy: Chiến lược: các kế hoạch trung hạn, dài hạn và các hành động mà tổ chức cần để đạt được mục tiêu.
  • T - Tactic: Chiến thuật: các kế hoạch ngắn hạn và các hành động giúp đạt được các chiến lược.

Tại sao phải dùng MOST?

"Hiểu được định hướng kinh doanh của tổ chức, MOST cho phép các nhà phân tích nghiệp vụ có được đánh giá chi tiết về business system được xem xét trong tổng thể tổ chức. Đảm bảo các câu hỏi đúng được đưa ra và cung cấp một kết nối logic giữa các mục tiêu cao cấp (high-level goals) với các hoạt động chi tiết của dự án - đồng nghĩa yêu cầu kinh doanh được kết nối với các mục tiêu của doanh nghiệp." Trích dẫn.

Nghe xong thấy nó đầy trừu tượng và mơ hồ!

Cá nhân mình nghĩ: việc này đổi với Business Intelligence khi tiến hành giải quyết các yêu cầu của tổ chức hãy đặt các ghi chép này làm nền tảng để phục vụ cho việc đưa ra các giải pháp, cũng như phân tích phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Hành động nhanh nhằm đạt được các yêu cầu chiến thuật. Khi bắt đầu ở một công ty mới hãy nhanh chóng thấu hiểu điều này, để có thể để đưa ra được các giải pháp hợp lý. Ngay bây giờ, tôi nãy ra một câu hỏi làm sao để xác định 4 yếu tố này.

Làm sao để xác định MOST trong doanh nghiệp?

Lắng nghe và quan sát các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Manager, Director, CTO, CEO, CFO có đang nhằm thực hiện các mục tiêu không? nó có đạt tính nhất quán không? thể hiện qua:

  • Các quy trình của công ty có chưa? chúng có rõ ràng và nhất quán không?
  • Các thành viên trong nhóm, các phòng ban có biết rõ về nó không? 
  • Họ có đồng ý và tán thành với các sứ mệnh, mục tiêu đó không?
  • Doanh nghiệp có đang định rõ về khách hàng của mình không?

MOST dùng như thế nào?

"Khi áp dụng phân tích MOST, kỹ thuật này sẽ giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức bằng cách xem xét trên các lĩnh vực sau:

  • Definition: Đã có một MOST được vạch rõ ra chưa? MOST có hoàn thiện và nhất quán hay chưa, hoặc các yếu tố bị thiếu và chưa liên kết với nhau.
  • Clarity: MOST có đưa ra định hướng và kế hoạch rõ ràng để phát triển tổ chức và tập trung vào công việc đang thực hiện.
  • Communication: các nhân viên trong công ty đã nhận thức được về MOST? và nó có tồn tại trong bối cảnh, phạm vi công việc hiện tại của họ?
  • Organisational commitment: Các nhân viên có cam kết với MOST? Họ có đồng ý với nội dung của MOST và ủng hộ mục đích của MOST?
Nếu câu trả lời cho các câu hỏi trên là KHÔNG. Thì rõ ràng trong tổ chức đang tồn tại những điểm yếu. Nếu câu trả lời cho các câu hỏi trên là CÓ. Đồng nghĩa tổ chức có sức mạnh tiềm ẩn.
Phân tích MOST có thể là một kĩ thuật khôn ngoan khi đánh giá năng lực nội bộ của tổ chức. 
Cần lưu ý rằng: MOStTthực sự hiểu quả khi nó đưa ra được trọng tâm và sự chỉ đạo rõ ràng cho tổ chức." Trích dẫn

Khi nào dùng MOST?

Phương pháp này nên được dùng trước khi tiến hành cải thiện tổ chức. Nó xác định nền tảng để vận hành doanh nghiệp. Nếu nó cần ứng dụng một thứ gì mới mẻ hãy hỏi rằng những giá trị mới có vi phạm MOST không. Ngược lại, luôn đánh giá xem MOST có hợp lý với tình hình hiện tại không?(Mission rất ít thay đổi, mình nghĩ vậy. Nhưng đối với các công ty mà nhân sự ra vào liên tục, nhất là các cán bộ cấp cao thì nên cân nhắc hỏi xem nó có đang vận hành MOST tốt không?)

Xác định MOST qua các câu hỏi? và ví dụ:

  • Kiểm tra review công ty :)), cái này coi chơi thôi!
  • Đọc job description, chưa đâu, đừng vội tin.
  • Vào làm thực tế, xác định quy trình làm việc
  • Xác nhận quy trình làm việc với 2-3 nhân viên cũ.
  • Xác nhận các điều đã học ở trên xem công ty có không? (Chủ yếu là về quy trình). Công ty mà quy trình đổi liên tục hoặc không có quy trình thì dể toang lắm. Kiểu mỗi người làm một kiểu, mệnh ai nấy làm.
  • Gặp đồng nghiệp mà mỗi người nói 1 kiểu về các quy trình thì hiểu nha.
  • Và các kiểu quy trình truyền miệng thì lại nguy hiểm nữa. Việc ra quyết định, có quy trình không được ghi nhận, sao lưu và cập nhật. Cứ ngầm ngầm công bố là dể tèo lắm.
=> Túm cái váy lại, là trước khi PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ của nó hãy xác định các điều cốt lõi này trước. Rồi, sau đó tiến tới các phân tích chuyên sâu. Ở bước này, chỉ thấy là toàn kĩ năng mềm nhằm lấy được thông tin từ đồng nghiệp hoặc sếp để hiểu rõ doanh nghiệp.

Trích dẫn nguồn:

Comments

Popular posts from this blog

Project Battle of Neighborhood

[Luyện tập] Áp dụng nguyên tắc Gestalt lên biểu đồ

[Luyện tập] Gỡ rối biểu đồ (phần 2)